Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Đệ nhất cao thủ trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung : Vô Danh Thần Tăng

Trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung ta thấy có rất nhiều nhân vật được tác giả miêu tả với một thân võ công tuyệt đỉnh. Đã có rất nhiều sự so sánh, nhiều tranh cãi xem môn võ công nào là cao siêu nhất, người nào là cao thủ số một.

Quả thật, mang ra so sánh, cân đo ai mạnh hơn ai rất là khó và cũng sẽ gấy nên rất nhiều tranh luận. Thôi thì ta không so sánh ai là "đệ nhất", ta chỉ liệt kê ra tên tuổi những cao thủ và những môn võ công của họ mà thôi.

Như đã nói trên là ta không so sánh, nên việc xướng tên người nào trước sau không có nghĩa là họ giỏi nhất, giỏi hơn người khác. Và trước tiên xin chon một hướng đi có vẻ "đại chúng" là nêu tên những nhân vật để lại những ấn tượng "mạnh mẽ" nhất về khái niệm "đệ nhất cao thủ".


                              -------------------------Vô Danh Thần Tăng------------------------


. Trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ có một nhân vật mà có lẽ ai xem qua tác phẩm này cũng thừa nhận đây là "đệ nhất". Đó là "nhà sư già quét rác". Kim Dung miêu tả ông như sau:

"....một nhà sư già gầy ốm mặc áo bào xanh tay cầm cây chổi, đang khom lưng quét dọn. Nhà sư đó tuổi tác đã cao, cằm lưa thưa mấy sợi râu cũng đã bạc trắng, hành động chậm chạp, hữu khí vô lực, không ra vẻ người có võ công."



Ông cũng chẳng nhớ rõ là ông ở chùa bao nhiêu lâu rồi, là bốn mươi hai năm, bốn mươi ba năm và...tối hôm đầu tiên khi Tiêu Viễn Sơn đến xem kinh thì ông ta ở đây hơn chục năm.

Kim Dung không mô tả nhiều lắm về võ công của ông nhà sư này, nhưng qua các tình tiết ta cũng tự hiểu được :

+ Khi ông sư già đang giảng cho quần hung thì Cưu Ma Trí không phục đã vận một trong 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm là Vô Tướng Kiếp Chỉ nhắm vào nhà sư mà đánh nhưng chỉ lực chỉ đến cách nhà sư chừng ba thước liền đụng phải một bức tường mềm nhũn, nhưng cũng hết sức cứng rắn chặn lại, chỉ lực liền tan biến không còn dấu vết gì, nhưng cũng không bật ngược lại.

+ Huyền Sinh, Huyền Diệt thi hành lễ với nhà sư già, ông ta bảo cả hai đứng lên .Huyền Sinh, Huyền Diệt không thấy nhà sư giơ tay hay phất tay gì cả nhưng thấy một luồng lực khí nhu hoà nhẹ nhàng nhắc mình lên không gượng được quả là lạ lùng, nghĩ thầm thần công tiềm vận như thế này, tâm đến đâu, lực đến đó, có lẽ đây là bồ tát hóa thân, nếu không sao có thần thông quảng đại, Phật pháp vô biên như vậy?

+ Võ học gia truyền nhà họ Cô Tô Mộ Dung vốn dĩ rất cao siêu, lại nghiên cứu bảy mươi hai tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm ấy vậy mà vị lão tăng chưởng nhẹ nhàng đánh xuống, trúng ngay huyệt Bách Hội, Mộ Dung Bác chỉ dãy được một cái, ngã bật ngửa ra tắt thở ngay. Mộ Dung Phục thấy thân phụ bị đánh chết liền dung song chưởng cùng đánh vào vị lão tăng..."chưởng của Mộ Dung Phục đánh đến trước ngực ông ta chừng hai thước bỗng như chạm phải một bức tường vô hình, lại như rơi vào một cái lưới cá, chưởng lực tuy mạnh nhưng không có cách nào thi triển mà bị bức tường kia bật ngược lại đụng vào một giá sách. Chưởng lực của y vốn cương mãnh sức bật trở lại hẳn rất khủng khiếp ngờ đâu bị bức tường vô hình hóa giải tất cả, rồi nhẹ nhàng đẩy y ra, lưng đụng vào kệ sách nhưng không đổ mà những sách trên kệ cũng không rơi xuống".

+ Sau khi đánh chết Mộ Dung Bác, vị lão tăng lý giải : "Mộ Dung thiếu hiệp nếu như giết ông, con ông thể nào cũng giết Mộ Dung thiếu hiệp trả thù, cứ thế oan oan tương báo, đến bao giờ mới dứt được? Chi bằng bao nhiêu tội nghiệt đều đổ lên đầu ta cho xong". Và ông tiếp tục dung chưởng đánh xuống đầu Tiêu Viễn Sơn. Tiêu Phong được thiên hạ xem là đệ nhất cao thủ bấy giờ, vì cứu phụ thân nên Tiêu Phong cũng dùng hết công lực ấy vậy mà vẫn không cứu được thân phụ. Vị lão tăng mang Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác chạy ra ngoài, Tiêu Phong đuổi theo nhưng lạ lùng thay Tiêu Phong hết sức đuổi theo, gió núi vù vù bên tai như dao cắt, đủ biết nhanh là chừng nào, nhưng vẫn cách nhà sư chừng hai ba trượng, tuy liên tiếp đánh ra nhưng chưởng vẫn chỉ vào khoảng không. Tiếp đó là 1 cảnh tượng chẳng ai dám tin, vị lão tăng dùng chưởng đánh chết người giờ lại cứu cả 2 sống trở lại.


+ Với những tình tiết đó ta có thể thấy được sự "thần thông quảng đại" của vị lão tăng này. Nhưng tôi từng có một thắc mắc, Kim Dung tạo ra nhiều cái tên nghe rất lạ, rất hay, rất chướng, rất độc đáo cho từng nhân vật, vậy tại sao ông không dành cho vị cao tăng này một cái tên, mà chỉ gọi đơn giản là vị lão tăng, ông sư quét rác, vô danh lão tăng. Vỡ ra rằng, đây không còn là cái danh, cái sinh, cái tử,..tất cả rốt ráo là vô,vô danh, vô sắc, vô cầu, vô thị, vô thường, vô tướng, vô ngã. Trước Phật tất cả trở về với bản ngã của mình, cái danh có nghĩa gì đâu. Dù có đặt cho cái tên thật hay, miêu tả võ công thật cao minh cỡ nào rồi cũng trở về với cõi thật mà thôi. Và ta để ý rằng cách xử lý các vấn đề của lão tăng này đều là hóa giải, hướng người ta làm thiện, theo Phật . Cho nên ta dù có "xếp" ông vào hàng nhất cũng là vô nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét