Vào thời nhà Tống, vô số cao thủ, bang phái trên giang hồ tranh giành bộ bí kíp Cửu Âm Chân Kinh. Các cao thủ quyết định tụ họp ở đỉnh Hoa Sơn để định ra người mạnh nhất, người được xem là đệ nhất sẽ sở hữu bộ bí kíp này vì lí do đơn giản chẳng kẻ nào dám đến cướp bí kíp võ công trong tay người mạnh nhất thiên hạ. Cuối cùng họ cũng bầu ra được 5 người mạnh nhất gọi là Thiên hạ ngũ tuyệt gốm : Vương Trùng Dương Trung Thần Thông, Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công. Trong 5 người thì người được xem mạnh nhất là Vương Trùng Dương và hiển nhiên ông ta sẽ là người giữ lấy bí kíp Cửu Âm Chân Kinh. Ở đây ta không nói về Thiên Hạ Ngũ Tuyệt này mà xin nói về người viết nên bộ bí kíp thượng thặng này đó là "Thế ngoại cao nhân" Hoàng Thường.
Trong Xạ điêu anh hùng truyện viết năm 1957, Kim Dung nói về xuất xứ của Cửu âm chân kinh như sau: Tương truyền Đạt Ma sư tổ của phái Thiếu Lâm lúc mới từ Tây Trúc sang Trung Quốc đã giao chiến với nhiều võ sĩ trung thổ và có thắng, có bại. Sau đó, ông lui về ở ẩn, quay mặt vào tường suốt 9 năm, thấu triệt được các tinh hoa võ học rồi viết thành bộ Cửu âm chân kinh.
Trong bản mới đã được sửa chữa, Kim Dung mượn lời Lão Ngoan đồng Châu Bá Thông, sư đệ Vương Trùng Dương - giáo chủ Toàn Chân giáo, cho rằng bí kíp Cửu âm chân kinh là do Hoàng Thường viết. Theo đó, Hoàng Thường là một vị quan “thế ngoại cao nhân”. Thời Bắc Tống, hoàng đế Huy Tông hạ chiếu tập hợp tất cả di thư của đạo gia trong thiên hạ để làm bộ Vạn thọ Đạo tạng và Hoàng Thường phụ trách trông coi việc khắc in. Vì sợ khắc lầm chữ sẽ bị tội khi quân nên ông đã dồn hết tâm trí để đối chiếu cẩn thận từng câu chữ. Dần dần, Hoàng Thường trở nên tinh thông Đạo học, ngộ ra được tầng sâu của võ công. Ông theo đó tu luyện cả nội - ngoại công, trở thành cao thủ. Về sau, vua Huy Tông phái Hoàng Thường đem binh đi tiêu diệt Ma giáo (Minh giáo). Ông đánh bại nhiều cao thủ nhưng bị trọng thương phải đi trốn. Ở nơi núi hoang, Hoàng Thường nhớ lại những chiêu thức võ công của các địch thủ để tìm cách phá giải. Hơn 40 năm sau, khi đã triệt ngộ, ông muốn hạ sơn báo thù thì kẻ thù xưa đã qua đời hết. Hoàng Thường bèn đem những công phu thượng thừa của các môn phái viết thành Cửu âm chân kinh.
Có thể nói Hoàng Thường sau khi hoàn thành bộ võ công, ông trở thành thiên hạ vô địch nhưng rốt cục muốn trả thù cũng không làm được, một hướng khác của kẻ vô địch trong cô độc. Tuy vậy sự tài giỏi của ông đã được thể hiện thông qua võ công trong bộ Cửu Âm Chân Kinh ông để lại cho hậu thế sau này, để rồi cũng như bao môn võ công thượng thặng khác đã gây nên những cuộc tranh giành đẫm máu trên giang hồ
Cửu Âm Chân Kinh bao gôm 2 quyển thượng và hạ, Mai Siêu Phong chỉ học một phần nhỏ đã gây nên nổi khiếp sợ trên giang hồ. Cẩm Âm Chân Kinh còn có ảnh hưởng đến võ công của một số cao thủ khác như Dương Quá, Hồng Thất Công, Chu Bá Thông, Âu Dương Phong,Lâm Triều Anh, Chu Chỉ Nhược, Quách Tĩnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét