Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Thiên Kiếm Vô Danh - Phong Vân (Mã Vinh Thành)

Phong Vân là một tác phẩm kiếm hiệp đồ sộ của nhà văn Đan Thanh và Mã Vinh Thành. Trong tác phẩm này ta thấy được những nét mới trong cách viết truyện kiếm hiệp, sự miêu tả con người, võ công cũng có sự khác biệt, tuy chưa đạt đến "trình độ thượng thừa" như Kim Dung tiên sinh hay Cố Long đại hiệp nhưng cũng mang đến nhiều sự thú vị. Võ công trong Phong Vân truyện được mô tả hết sức "bá đạo" nhưng cũng rất thuyết phục, đặc biệt với cách sử dung từ "tu vi" để diễn tả trình độ võ công của một người.


Kiếm là quân tử trong các binh khí, trong Kim Dung truyện ta có biết được một loại võ công sử dụng kiếm khí đó là Lục  mạch thần kiếm của Đoàn gia Đại Lý, hay môn kiếm thuật phá giải toàn bộ võ trong thiên hạ như Độc Cô cửu kiếm thì trong Phong Vân kiếm còn được miêu tả "kinh người" hơn.

Tương truyền có câu "Đứng trước thiên kiếm, vạn kiếm cúi đầu". Nếu Hoàng kim đao khí là cảnh giới cao nhất trong Đao thì Thiên kiếm là tối thượng trong Kiếm. Thiên kiếm là Vô Danh, Vô Danh là Thiên kiếm.


Khi Kiếm Thánh thay mặt cho Vô Song thành  dung Vô Song kiếm làm chiến thư, hẹn sau 4 ngày sẽ tiêu diệt Thiên Hạ Hội của Hùng Bá thì Tần Sương mới hỏi Hùng Bá :

-Kiếm Thánh có 21 thức Thánh Linh kiếm pháp là vô địch. Trong thiên hạ còn ai có thể phá 21 thức kiếm này ?

- Có lẽ có một người, nhưng người đó đã chết rồi.


Người mà Hùng Bá nhắc đến chính là Vô Danh.

Vô Danh xuất thân là một cô nhi được một tướng trong triều họ Mộ nhận nuôi lấy tên là Mộ Anh Danh. Tập kiếm từ nhỏ đến năm 16 tuổi sang lập nên bộ kiếm pháp lấy tên là Mạc danh kiếm pháp, có cơ duyên được thanh Anh hùng kiếm. Nhưng vì vị tướng kia mãi quốc cầu vinh nên ông đoạn tuyệt với họ Mộ, lấy tên Vô Danh. Bước vào giang hồ, oai danh ngang bằng Thiên hạ đệ nhất kiếm bấy giờ là Kiếm Thánh. Vô Danh xuất kiếm vô tình, gây chuốc oán khắp nơi, bị 3 đại gia tộc cùng 7 đại môn phái vây đánh tại Hoàng Sơn, tất cả đều bị Vô Danh đánh bại. Uy danh lớn mạnh, Kiếm Thánh đã tìm đến so tài cao thấp, trận chiến diễn ra với điều kiện ai thua sẽ quy ẩn giang hồ . Vô Danh với Mạc danh kiếm pháp đã đánh bại 21 thức Thánh Linh kiếm pháp của Kiếm Thánh.

Kiếm Thánh thất bại, quy ẩn với quyết tâm ngộ ra kiếm thứ 22, nhưng Kiếm Thánh không ngờ rằng khi Vô Danh đánh bại kiếm thứ 21 thì Vô Danh cũng biết rằng sẽ có kiếm thứ 22 nên Vô Danh cũng nghĩ ra cách phá giải kiếm 22 của Kiếm Thánh.

Nhưng dường như kẻ anh hùng thường đi liền với sự cô độc , bạc mệnh. Năm 22 tuổi,Vô Danh là thiên hạ vô địch, nhưng cũng là lúc ái thê bị thảm sát, nhưng đau đớn thay Vô Danh không thể tìm ra hung thủ giết vợ, trong cơn đau đớn tột cùng, Vô Danh đánh ra thức kiếm mà sau này ông lấy tên là Bi thống mạc danh , với nỗi đau tột cùng không tên. Nỗi đau gắn liền với cuộc đời vị anh hùng này, ông ta thu nhân một đồ đệ đặt một cái tên quang minh lỗi lạc Kiếm Thần truyền dạy kiếm pháp tuyệt học của mình, hy vọng đồ đệ sẽ vang danh nhưng trớ trêu thay điều ông nhân được là sự phụ bạc, phản sư.

Có lẽ sự an ủi it ỏi ở cuộc đời của ông là sự trung thành của ba nô bộc, sự yêu thương của đồ đệ Bộ Kinh Vân hay tình huynh đệ với Mộ Ứng Hùng. Khi đạt tới cảnh giới tối thượng Thiên Kiếm duy chỉ có một lần ông dùng hết công phu cả đời để giao đấu là với vị huynh trưởng Mộ Ứng Hùng, vì trong thiên hạ tìm được người để ông dùng hết tuyệt nghệ kiếm thuật của mình chỉ có một mà thôi. Thiên Kiếm không dùng để đánh giết mà để hòa giải, tạo phúc thiên hạ, ông thà chịu bại trận chứ không đem hận hù, ân oán vào Thiên Kiếm.

Bộ kiếm pháp của ông quả rất tuyệt, rất thú vị với tên gọi, mô tả cả cuộc đời đầy khổ đau của ông, với khởi thức "Nhất Kiếm Thành Danh", một kiếm đánh bại thiên hạ, chỉ với "Nhất kiếm thành danh mà vạn kiếm suy tàn", cuộc đời trải qua vô số bi lụy khổ đau, Kiếm Hỏa Vô Danh, Danh Động Nhất Thời, Danh Bất Hư Truyền để rồi tột đỉnh nổi đau với Bi Thống Mạc Danh, ông đánh ra chiêu này hoàn mỹ và trong thiên hạ chỉ có ông sử được như vậy, Kiếm Thần không có sự đau khổ để luyện chiêu này, nỗi đau của Bộ Kinh Vân cũng bi thảm vô cùng , nhưng theo cách lý giải của Mộ Ứng Hùng thì nổi đau của Bộ Kinh Vân là vô cùng vô tận, nhưng kẻ thù thì Bộ Kinh Vân biết được còn Vô Danh thì không biết kẻ thù nên Bộ Kinh Vân đánh ra vẫn có kẻ hở, quả thật đúng với tên gọi Bi Thống Mạc Danh- nỗi đau khốn cùng không tên. Với một thức "Mai Danh Ẩn Tánh" tưởng chừng sự quy ẩn sẽ là an bình cho cuộc đời ông, nhưng sóng gió giang hồ vẫn không chịu buông tha Vô Danh...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét