Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Đệ nhất cao thủ trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung - Độc Cô Cầu Bại

Nhà văn Kim Dung tạo ra rất nhiều nhân độc đáo tuyệt vời, một trong những nhân vật mà nghe cái tên thôi ta cũng có "ấn tượng" rất đặc biệt, cái tên mà nghe thôi cũng đã đoán được cái sự "vô địch" rồi . Đó là  Độc Cô Cầu Bại.



-Tuy nhiên nhân vật này không hiện hữu thực sự, mà chỉ qua lời kể, qua di sản võ công cùng với cái uy danh để lại. Độc Cô Cầu Bại kiếm thuật vô song, thông minh tuyệt đỉnh, tung hoành thiên hạ, cả đời không có địch thủ, chỉ mong có được 1 lần thất bại hay mong có người khiến cho ông quay kiếm về phòng thủ.

Có một chút khác lạ là sự xuất hiện khác nhau trong 2 tác phẩm Thần điêu hiệp lữ và Tiếu ngạo giang hồ. Trong Thần điêu hiệp lữ thì Độc Cô Cầu Bại để lại cho đời sau 5 chú giải triết lí của bốn thanh kiếm gồm :

Cương kiếm

Cương mãnh lợi hại, cứng mấy cũng xuyên,

Thời trẻ dùng để tranh đấu với quần hung

Tử vi nhuyễn kiếm

         
Tử Vi nhuyễn kiếm, dùng trước ba mươi tuổi,

Lỡ tay đả thương nghĩa sĩ, bèn vứt xuống vực sâu.
 
Huyền thiết trọng kiếm


        
Trọng kiếm thô sơ, không hề gia công.

Trước bốn mươi tuổi, tung hoành thiên hạ.

Mộc kiếm

   
         
Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí,

Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm.


Vô kiếm



          Cứ thế tinh tu, đạt tới cảnh giới vô kiếm thắng hữu kiếm.



Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ thì Độc Cô Cầu Bại được biết đến qua lời kể của Hoa Sơn Kiếm Tông Phong Thanh Dương. Ta cũng không rõ Phong Thanh Dương học được môn Độc Cô Cửu Kiếm này từ chính Độc Cô Cầu Bại hay là từ hậu nhân của Độc Cô Cầu Bại, hoặc là học được qua cơ duyên như Dương Quá. Cũng không rõ Độc Cô Cầu Bại sống vào thời nào.


Có nhiều ý kiến cho rằng Độc Cô Cầu Bại vô địch ở thời của ông ta vì lúc đó không có cao thủ thực sự, nói vậy có thể bảo rằng Độc Cô Cầu Bại "hên" và "gặp thời" .

Tuy nhiên, ta thử kiểm lại xem nhưng nhân vật hậu thế mà được học, thừa hưởng những tinh hoa võ công của Độc Cô Cầu Bại xem họ thế nào.

-Dương Quá không phải học võ công của Độc Cô mà chỉ ngộ ra được triết lý võ học của ông, từ đó kết hợp với võ công bản thân để sau này trở thành cao thủ.Với Dương Quá ta chưa thực sự thấy rõ lắm sự lợi hại của Độc Cô Cầu Bại. Nhưng Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung với môn Độc Cô Cửu Kiếm thì lại khác. Phong Thanh Dương được xem là đệ nhất cao thủ lúc bấy giờ với võ công Độc Cô Cửu Kiếm, Lệnh Hồ Xung cũng học môn này, nhưng khi giao đấu với môn Qùy Hoa Bảo Điển của Đông Phương Bất Bại thì lại thua kém, khiến cho người ta nghĩ Độc Cô Cửu Kiếm cũng tầm thường mà thôi. Nhưng Phong Thanh Dương đã nói  : "Cũng là kiếm pháp phái Hoa Sơn, cùng một chiêu thức, thế mà mỗi người sử uy lực mạnh yếu khác nhau xa thì "Ðộc cô cửu kiếm" cũng vậy. Dù ngươi có học được "Ðộc cô cửu kiếm" mà lúc sử dụng lại không thuần thục thì chẳng thể nào địch nổi những tay cao thủ thông thường hiện nay." Ta hiểu rằng lúc đó Lệnh Hồ Xung "học nghệ chưa thông".

Với cơ thể không dùng nội công đã lợi hại về kiếm pháp, sau này kết hợp Dịch Cân Kinh và Hấp Tinh Đại Pháp, Lệnh Hồ Xung đã được xem là Độc Cô Cầu Bại tiếp theo.

Những hậu nhân ở thời đại khác sử dung võ công của ông đã trở thành thiên hạ vô địch, vậy có lý nào ông lại là "chột làm vua xứ mù" thời kỳ nào đó ?


Có 1 điều nếu ai đã từng xem qua các tiểu thuyết nói về kiếm thuật, thì cảnh giới tối cao là vô chiêu thắng hữu chiêu, đây chính là triết lý võ học của Độc Cô Cầu Bại (ngoài đề một chút là Lý Tiểu Long cũng từng nói đến cảnh giới cuối cùng này trong võ học) hay nói cách khác Độc Cô Cầu Bại là biểu tượng cho đỉnh cao về võ học mà con người đạt đến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét