"Hồng trần đen trắng đảo điên
Ai người tri kỷ bên men rượu nồng."
Bản dao cầm bất hủ Tiếu ngạo giang hồ hàm chứa trong mình rất nhiều cung bậc, nhiều loại nhân vật khác nhau, với mọi trạng thái cảm xúc, vui có, buồn cũng có, hoan hỉ hay đa...u xót cũng có, lại cũng có rất nhiều nữ nhân mang tính cách độc lập, như Linh San, Phượng Hoàng Lam Giáo Chủ, nhưng có lẽ nhân vật gây ám ảnh và khiến người ta không khỏi đau xót vì nàng chỉ có Nhậm Doanh Doanh.
"Tiếu ngạo giang hồ
Giang hồ cười ngạo tiêu dao,
Bạn với cầm tiêu, say cùng rượu..."
Lệnh Hồ Xung bị cả giang hồ truy sát vì Tịch Tà Kiếm Phổ, kể cả hai sư huynh đệ là Lâm Bình Chi và Lao Đức Nặc cũng cam tâm phản hắn, Lục sư đệ thì bị giết, bị sư phụ ghẻ lạnh và trục xuất khỏi tông môn, hắn đã không còn gì ngoài một tâm hồn tiều tụy, rệu rã đau khổ lang thang thì Nhậm Doanh Doanh vẫn ở đó, Nàng lặng lẽ theo hắn, như một người tri kỷ câm lặng trong cuộc đời, như người có thể thấu hiểu tâm tư từ thanh âm tiêu khúc của hắn, và chỉ có tiếng cầm của "lão bà thành Lạc Dương" mới có thể hòa âm cùng hắn.
Thánh cô dùng nội lực thiên về ma cầm và vũ khí chỉ có một thanh đoản kiếm, dù có tốt bụng với giáo chúng Triêu Dương, nhưng trong người chất đầy tà khí vì sát sinh quá nhiều.
Nàng dùng minh tâm cầm khúc để chữa căn bệnh loạn thần của họ Lệnh. Trong cơn mê sảng, Lệnh Hồ Xung vì luôn gọi tên sư muội Nhạc Linh San, điều đó làm nỗi lòng Nhậm Doanh Doanh càng thêm đau xót, nhưng nàng không bao giờ khóc trước mặt người khác dù chỉ một tiếng, mà từng giọt nước mắt câm lặng chỉ chực rỏ xuống thấm ướt huyền cầm.
Giọt nước mắt của nàng cũng câm lặng và trầm buồn như tiếng đàn phiêu diêu lạc hồn. Và cách hành xử của nàng cũng quyết đoán như thanh đoản kiếm ẩn trong hộc đàn, giết và không giết.
Trong tiếu ngạo giang hồ, rất nhiều nhân vật nữ có máu ghen tuông nặng (có lẽ chỉ trừ Lam Phượng Hoàng là không có, vì bản chất của cô ta là đam mê y học, chứ không yêu đàn ông), nhưng sau tất cả cái ghen của Thánh Cô lại là cái ghen quái đản nhất, gây cảm giác ám ảnh đặc biệt vì sự đẹp đẽ và cao thượng của nó, lại rất mực thường tình.
Lệnh Hồ Xung bị Phong Bất Bình ám hại nội thương, đả loạn lục phủ ngũ tạng mà thổ huyết, bị chính phái truy sát gây thương tích chí mạng, sau đó còn bị Đào Cốc Lục Tiên đưa sáu luồng chân khí dị chủng vào nhâm và đốc mạch để cứu hắn và vô tình thói "lang băm" làm hại hắn đến rối loạn kinh mạch, mất hết nội lực, để rồi cơn đau điên cuồng liên tục hành hạ.
Một tâm hồn quằn quại đau khổ gói gọn trong một thân xác bị ma pháp phá hoại đến mức danh y Bình Nhứt Chỉ cũng không còn phương chữa trị.
Trong cơn nguy kịch đó, chỉ mình lão bà bí ẩn đã bí mật đưa hắn đến nơi cửa phật, bí mật chấp nhận chịu điều kiện cho Thiếu Lâm Tự cầm tù và phải ăn chay, nghe kinh phật mỗi ngày để tăng chúng dùng Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh chữa bệnh cho hán.
Con người Nhậm Doanh Doanh là một con người thuần hai mặt, ẩn sau sự tàn ác gần như bất nhân của nàng là một tâm hồn sâu sắc và nhạy cảm.
Nhậm Doanh Doanh dù rất ghen, nhưng sự ghen ghét của nàng khác với cái ghen trẻ con của Nhạc Linh San.
Nàng không như Chu Chỉ Nhược vì ghen mà sẵn sàng dùng thiên âm cửu tuyệt để hạ sát Triệu Minh, không như Mai Phương Cô vì ghen mà sát hại hàng trăm người, không giết mà bắt con của người yêu để hành hạ, tra tấn nó và kêu là Cẩu Tạp Chủng (Chó lộn giống)
Doanh Doanh không như Khang Mẫn, vì ghen mà hại Tiêu Phong đến nỗi chết thảm ở ải Nhạn Môn.
Không như Lý Mạc Sầu vì ghen mà hạ sát cả ba họ nhà người yêu của mình, dùng Xích Luyện Thần Chưởng tắm máu cả Lục Gia Trang, tiếng hát chỉ lộ rõ hơi thở điên cuồng.
Trong Tiếu ngạo giang hồ, Nhậm Thánh Cô có lẽ là nữ nhân vật có tâm hồn gần với Đức Phật nhất nếu không tính Nghi Lâm là người mang tính cách quá mờ nhạt, dẫu cho nàng giết người tạo sát nghiệp quá nhiều, giết đến hàng trăm mạng nếu chỉ tính riêng Danh Môn Chính Phái.
Nhưng phần lớn những người nàng giết nếu không phải phường đầu trộm đuôi cướp, thì cũng là kẻ mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa trong chính phái, vì tính cách bộc trực của nàng.
Doanh Doanh là con người như vậy, tàn ác và giàu lòng trắc ẩn.
Nàng tàn bạo trong chém giết, nhưng chôn chặt tâm hồn nhạy cảm và nỗi đau sau tiếng đàn mị hoặc.
Tiếng đàn luôn như có tiếng lòng đau đớn ẩn chứa sau đó, chỉ tiếng đàn đó mới có thể hòa âm cùng khúc tiêu bi thảm khi bị cả giang hồ truy sát của phế đồ họ Lệnh.
Đối với Lệnh Hồ Xung, nàng đã giành cho hắn tất cả sự cao thượng của tình yêu thuần khiết. Đó là thứ tình người thuần nhất của thiên trường địa cửu, bất vong bất diệt đời đời không đổi.
Trong 14 trường tiểu thuyết của Kim Dung ứng nối thành hai câu thơ:
Có nhiều đôi tình nhân như Kiều Phong- A Châu ,nhiều đôi bạn tri kỷ như Khúc - Lưu, đến với nhau từ nhiều hoàn cảnh.
Nhưng gã tửu đồ họ Lệnh và Doanh Doanh đến với nhau chỉ nhờ hai chữ cơ duyên qua cảm phục tiếng đàn.
Mối tình nhẹ nhàng của Hồ Xung và Doanh Doanh chỉ là kỳ duyên tương ngộ, sau ngày tình cờ giáp mặt nơi ngõ lục trúc, là tình nghĩa tương tri, tâm can tương thích.
Chỉ nhờ cầm khúc mà thấu hiểu nỗi lòng của nhau, tâm tư tương thông, đẹp như hoa trôi nước chảy, giữa cõi hỗn mang loạn đả binh đao, máu chảy thành dòng.
Nhậm Doanh Doanh đối với Lệnh Hồ Xung không đơn thuần chỉ là tình yêu của một đôi nam nữ, mà thực sự còn là cái tình của những người tri kỷ với nhau.
So với Linh San và Lam Phụng thì Doanh Doanh vẫn thấu hiểu tâm tư của người khác hơn cả, nàng hiểu hắn từ cử chỉ, nét mặt, hành động đến suy nghĩ, lời nói.
Như nỗi lòng của Lệnh Hồ Xung khi biết mình mang trọng bệnh
Tâm đoạn vô ngôn
Liễu liễu ư tâm đản tự thương
Vô pháp loạn ngôn sự thế thường ?
Dực nhật thiểu thuyên dư bệnh mãn
Cửu tuyền an lạc bất năng tương ?
Ai người tri kỷ bên men rượu nồng."
Bản dao cầm bất hủ Tiếu ngạo giang hồ hàm chứa trong mình rất nhiều cung bậc, nhiều loại nhân vật khác nhau, với mọi trạng thái cảm xúc, vui có, buồn cũng có, hoan hỉ hay đa...u xót cũng có, lại cũng có rất nhiều nữ nhân mang tính cách độc lập, như Linh San, Phượng Hoàng Lam Giáo Chủ, nhưng có lẽ nhân vật gây ám ảnh và khiến người ta không khỏi đau xót vì nàng chỉ có Nhậm Doanh Doanh.
"Tiếu ngạo giang hồ
Giang hồ cười ngạo tiêu dao,
Bạn với cầm tiêu, say cùng rượu..."
Lệnh Hồ Xung bị cả giang hồ truy sát vì Tịch Tà Kiếm Phổ, kể cả hai sư huynh đệ là Lâm Bình Chi và Lao Đức Nặc cũng cam tâm phản hắn, Lục sư đệ thì bị giết, bị sư phụ ghẻ lạnh và trục xuất khỏi tông môn, hắn đã không còn gì ngoài một tâm hồn tiều tụy, rệu rã đau khổ lang thang thì Nhậm Doanh Doanh vẫn ở đó, Nàng lặng lẽ theo hắn, như một người tri kỷ câm lặng trong cuộc đời, như người có thể thấu hiểu tâm tư từ thanh âm tiêu khúc của hắn, và chỉ có tiếng cầm của "lão bà thành Lạc Dương" mới có thể hòa âm cùng hắn.
Thánh cô dùng nội lực thiên về ma cầm và vũ khí chỉ có một thanh đoản kiếm, dù có tốt bụng với giáo chúng Triêu Dương, nhưng trong người chất đầy tà khí vì sát sinh quá nhiều.
Nàng dùng minh tâm cầm khúc để chữa căn bệnh loạn thần của họ Lệnh. Trong cơn mê sảng, Lệnh Hồ Xung vì luôn gọi tên sư muội Nhạc Linh San, điều đó làm nỗi lòng Nhậm Doanh Doanh càng thêm đau xót, nhưng nàng không bao giờ khóc trước mặt người khác dù chỉ một tiếng, mà từng giọt nước mắt câm lặng chỉ chực rỏ xuống thấm ướt huyền cầm.
Giọt nước mắt của nàng cũng câm lặng và trầm buồn như tiếng đàn phiêu diêu lạc hồn. Và cách hành xử của nàng cũng quyết đoán như thanh đoản kiếm ẩn trong hộc đàn, giết và không giết.
Trong tiếu ngạo giang hồ, rất nhiều nhân vật nữ có máu ghen tuông nặng (có lẽ chỉ trừ Lam Phượng Hoàng là không có, vì bản chất của cô ta là đam mê y học, chứ không yêu đàn ông), nhưng sau tất cả cái ghen của Thánh Cô lại là cái ghen quái đản nhất, gây cảm giác ám ảnh đặc biệt vì sự đẹp đẽ và cao thượng của nó, lại rất mực thường tình.
Lệnh Hồ Xung bị Phong Bất Bình ám hại nội thương, đả loạn lục phủ ngũ tạng mà thổ huyết, bị chính phái truy sát gây thương tích chí mạng, sau đó còn bị Đào Cốc Lục Tiên đưa sáu luồng chân khí dị chủng vào nhâm và đốc mạch để cứu hắn và vô tình thói "lang băm" làm hại hắn đến rối loạn kinh mạch, mất hết nội lực, để rồi cơn đau điên cuồng liên tục hành hạ.
Một tâm hồn quằn quại đau khổ gói gọn trong một thân xác bị ma pháp phá hoại đến mức danh y Bình Nhứt Chỉ cũng không còn phương chữa trị.
Trong cơn nguy kịch đó, chỉ mình lão bà bí ẩn đã bí mật đưa hắn đến nơi cửa phật, bí mật chấp nhận chịu điều kiện cho Thiếu Lâm Tự cầm tù và phải ăn chay, nghe kinh phật mỗi ngày để tăng chúng dùng Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh chữa bệnh cho hán.
Con người Nhậm Doanh Doanh là một con người thuần hai mặt, ẩn sau sự tàn ác gần như bất nhân của nàng là một tâm hồn sâu sắc và nhạy cảm.
Nhậm Doanh Doanh dù rất ghen, nhưng sự ghen ghét của nàng khác với cái ghen trẻ con của Nhạc Linh San.
Nàng không như Chu Chỉ Nhược vì ghen mà sẵn sàng dùng thiên âm cửu tuyệt để hạ sát Triệu Minh, không như Mai Phương Cô vì ghen mà sát hại hàng trăm người, không giết mà bắt con của người yêu để hành hạ, tra tấn nó và kêu là Cẩu Tạp Chủng (Chó lộn giống)
Doanh Doanh không như Khang Mẫn, vì ghen mà hại Tiêu Phong đến nỗi chết thảm ở ải Nhạn Môn.
Không như Lý Mạc Sầu vì ghen mà hạ sát cả ba họ nhà người yêu của mình, dùng Xích Luyện Thần Chưởng tắm máu cả Lục Gia Trang, tiếng hát chỉ lộ rõ hơi thở điên cuồng.
Trong Tiếu ngạo giang hồ, Nhậm Thánh Cô có lẽ là nữ nhân vật có tâm hồn gần với Đức Phật nhất nếu không tính Nghi Lâm là người mang tính cách quá mờ nhạt, dẫu cho nàng giết người tạo sát nghiệp quá nhiều, giết đến hàng trăm mạng nếu chỉ tính riêng Danh Môn Chính Phái.
Nhưng phần lớn những người nàng giết nếu không phải phường đầu trộm đuôi cướp, thì cũng là kẻ mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa trong chính phái, vì tính cách bộc trực của nàng.
Doanh Doanh là con người như vậy, tàn ác và giàu lòng trắc ẩn.
Nàng tàn bạo trong chém giết, nhưng chôn chặt tâm hồn nhạy cảm và nỗi đau sau tiếng đàn mị hoặc.
Tiếng đàn luôn như có tiếng lòng đau đớn ẩn chứa sau đó, chỉ tiếng đàn đó mới có thể hòa âm cùng khúc tiêu bi thảm khi bị cả giang hồ truy sát của phế đồ họ Lệnh.
Đối với Lệnh Hồ Xung, nàng đã giành cho hắn tất cả sự cao thượng của tình yêu thuần khiết. Đó là thứ tình người thuần nhất của thiên trường địa cửu, bất vong bất diệt đời đời không đổi.
Trong 14 trường tiểu thuyết của Kim Dung ứng nối thành hai câu thơ:
Có nhiều đôi tình nhân như Kiều Phong- A Châu ,nhiều đôi bạn tri kỷ như Khúc - Lưu, đến với nhau từ nhiều hoàn cảnh.
Nhưng gã tửu đồ họ Lệnh và Doanh Doanh đến với nhau chỉ nhờ hai chữ cơ duyên qua cảm phục tiếng đàn.
Mối tình nhẹ nhàng của Hồ Xung và Doanh Doanh chỉ là kỳ duyên tương ngộ, sau ngày tình cờ giáp mặt nơi ngõ lục trúc, là tình nghĩa tương tri, tâm can tương thích.
Chỉ nhờ cầm khúc mà thấu hiểu nỗi lòng của nhau, tâm tư tương thông, đẹp như hoa trôi nước chảy, giữa cõi hỗn mang loạn đả binh đao, máu chảy thành dòng.
Nhậm Doanh Doanh đối với Lệnh Hồ Xung không đơn thuần chỉ là tình yêu của một đôi nam nữ, mà thực sự còn là cái tình của những người tri kỷ với nhau.
So với Linh San và Lam Phụng thì Doanh Doanh vẫn thấu hiểu tâm tư của người khác hơn cả, nàng hiểu hắn từ cử chỉ, nét mặt, hành động đến suy nghĩ, lời nói.
Như nỗi lòng của Lệnh Hồ Xung khi biết mình mang trọng bệnh
Tâm đoạn vô ngôn
Liễu liễu ư tâm đản tự thương
Vô pháp loạn ngôn sự thế thường ?
Dực nhật thiểu thuyên dư bệnh mãn
Cửu tuyền an lạc bất năng tương ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét