Như bao người phụ nữ thời phong kiến xa xưa, thân phận nữ nhi thật mong manh, yếu ớt trước những quy tắc, hủ tục, thế thời. Dường như các tác giả cố tình hay bắt buộc phải tạo ra những hình tượng người phụ nữ bạc mệnh, bạc phận nhằm tô thêm vẻ "anh hùng" hay sự "tiểu nhân" hay sự cô độc của kẻ còn lại. Có nhiều cách để tạo nên một anh hùng hay một người đặc biệt nào đó, nhưng thông qua thân phận người phụ nữ thì thật đáng thương.
-Tử Ngưng, một cô gái mù vốn có cuộc sống thanh bình nơi thôn quê dù đã có bất hạnh khi không nhìn thấy ánh sáng, theo thuyết nhà Phật thì cái "duyên" đã đưa cô gặp một kẻ mà thiên hạ lắm kẻ kinh hãi khi nghe đến cái tên, Tử thần Bộ Kinh Vân. Cái duyên mà mang cho cô gái mù bất hạnh này sự hạnh phúc gia đình , nhưng cũng mang đến cho cô sự bi thương, bi thảm tột cùng, nhưng càng xót xa thay khi trước cái chết, cô vẫn cho mình là kẻ may mắn, vẫn chăm lo cho chồng, con, khồng ngừng căn dặn Bộ Kinh Vân đừng nên trả thù, đừng tiếp tục thù hận mà hay cố sống yên bình. Quả thật ta không biết trách ai, trách điều gì, hay "giá mà" Bộ Kinh Vân phục hồi sức mạnh sớm hơn, giá mà trên biển, thuyền của họ không vuột qua thuyền của Nhiếp Phong...Ta chỉ biết xót xa cho Tử Ngưng nói riêng và thân phận người phụ nữ trong Phong Vân nói chung.